Friday, June 20, 2014

First Week (Tổng kết)

Tôi đã học được nhiều điều trong những tuần vừa qua, đó là cách chủ động và sắp xếp công việc để làm cũng như hoàn thành công việc.

1. Học được gì?
  - Kiến thức và khả năng của bộ môn Web Java, điều đó đã khiến tôi tự tin thêm về khoản code Java,
  - Lý thiết và thực hành tương đối nhiều trong một thời gian ngắn đã khiến mọi người chăm chỉ hơn.

2. Thấy được gì?

  - Xung quanh đã tích cực làm bài hơn trước, do đó bản thân cũng phải cố gắng tích cực hơn.
  - Thấy được những giá trị của môn này, và áp dụng được nó vào bài tập và công việc.

3. Vậy bạn đã làm được gì hay chưa làm được những gì?

  * Những điều làm được:

    - Hoàn thành công việc đúng hạn, xây dựng Assignment đúng thời hạn.
    - Tự sắp xếp thời gian điều chỉnh giữa bài tập và công việc cá nhân.

  * Những điều chưa làm được:

    - Vẫn chưa dành nhiều thời gian cho việc đọc giáo trình trước khi làm việc.
    - Một số yêu cầu vẫn chưa nộp đúng kì hạn vì lí do cá nhân.
    - Chưa sáng tạo cho công việc để làm nên một sản phẩm hoàn hảo.

4. Bạn mong muốn điều gì từ những kinh nghiệm trên?

    - Muốn học và sở hữu thêm khả năng code cũng như tiếng Anh.
    - Công việc hiện tại khá vừa sức để làm việc, hi vọng điều đó sẽ tiếp tục ở các môn tiếp theo.
    - Và quan trọng hơn, có được kiến thức đủ chắc để sẵn sàng tham gia vào một số dự án hoặc công việc sau này.

5. Cuối cùng, bạn sẽ thực hiện được điều gì?

    Hiện tại chưa thể nói là hoàn hảo để sẵn sàng cho công việc lớn sau này. Tuy nhiên tôi nghĩ mình sẽ cố gắng thực hiện các công việc trên thông qua các bài tập trên lớp, bàn giao đúng kế hoạch, yêu cầu là tốt rồi. Nếu có thể sẽ sáng tạo hơn nữa.

HÃY THEO DÕI BÀI VIẾT CỦA TÔI QUA: Tranthinh Homepage

Overview of JSP

I:Giới thiệu về JSP


 -Công nghệ JSP được sử dụng để tạo ra các ứng dụng web. Nó tập trung nhiều hơn về trình bày logic của ứng dụng web. Trang JSP được bảo vệ dễ dàng hơn  một Servlet . Cách trình bày code của trang JSP là khác nhau với  Servlets. Servlet thêm code HTML  trong mã Java trong khi JSP  thêm mã Java trong HTML. Tất cả mọi thứ một Servlet có thể làm, một trang JSP cũng có thể làm điều đó.

 -JSP cho phép chúng ta viết các trang HTML có chứa các thẻ để chạy các chương trình Java mạnh mẽ. Nhà thiết kế web có thể thiết kế và cập nhật các trang JSP mà không cần học các ngôn ngữ Java và phát triển Java cũng có thể viết mã mà không liên quan đến việc thiết kế web.

-Trang JSP được chuyển đổi thành một Servlet bằng Container Web. Container dịch một trang JSP vào tập tin class source.(java) và sau đó biên dịch thành một lớp Java Servlet.




II: Elements JSP

 -JSP Scripting Elements được viết bên trong <code> <%%> </ code>. Các mã bên trong <code> <%%> </ code> được xử lý bởi các công cụ JSP trong bản dịch của các trang JSP. Bất kỳ văn bản khác trong trang JSP được coi là HTML hoặc văn bản đơn giản.


   
 +Comment : JSP comment được sử dụng khi bạn đang tạo một trang JSP và muốn đưa vào bình luận về những gì bạn đang làm. JSP comment ​​chỉ nhìn thấy trong trang JSP. Những ý kiến ​​không có trong mã nguồn servlet trong giai đoạn dịch, cũng không xuất hiện trong các phản ứng HTTP. Cú pháp của JSP bình luận như sau : <%-- JSP comment --%> 

  +Declaration : Chúng ta biết rằng ở cuối một trang JSP sẽ được dịch sang lớp Servlet. Vì vậy, khi chúng ta khai báo một biến hoặc các phương thức trong JSP bên trong Declaration Tag  , nó có nghĩa là declaration được thực hiện bên trong lớp Servlet nhưng ngoài phương thức dịch vụ. Bạn có thể khai báo thành viên tĩnh và phương thức trong Declaration Tag. Cú pháp của Declaration Tag : <%! declaration </ i>%>

  +Expression Language : Expression Language (EL) đã được thêm vào JSP 2,0 . Mục đích của EL là để sản xuất scriptless trang JSP. Cú pháp của EL trong một JSP như sau: <% = JavaExpression%>

  +Scriptlet Tag : Scriptlet Tag cho phép bạn viết mã java trong trang JSP. Cú pháp của Scriptlet Tag như sau :<% <i> mã java </ i>%>

 +Directive Tag : Directive Tag  xung cấp nhứng hướng dẫn đặc biệt cho container Web tại thời điểm trang dịch. Directive tag có 3 loại : page, include and taglib


III:Standard Tag(Action Element)

     JSP cung cấp  Standard Tag(Action Element)  để sử dụng trong các trang JSP của bạn. Các thẻ được sử dụng để loại bỏ hoặc loại bỏ mã scriptlet từ trang JSP của bạn bởi vì scriplet mã được về mặt kỹ thuật không được khuyến cáo hiện nay.
     Standard tags bắt đầu với tiền tố jsp <code>: </ code>. Có rất nhiều JSP Standard Action tag được sử dụng để thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
     Sau đây là một số JSP Standard Action Tag có sẵn:




IV: Lợi thế của JSP

 -JSP được dịch và biên dịch thành Java servlet nhưng được dễ dàng hơn để phát triển hơn JAVA servlet.
 -JSP có tất cả lợi của Java tức là viết một lần chạy mọi nơi
 -JSP sử dụng ngôn ngữ kịch bản đơn giản dựa trên cú pháp cho HTML nhúng vào JSP.
 -container JSP cung cấp một cách dễ dàng để truy cập đối tượng chuẩn và hành động.
 -JSP được hỗ trợ tất cả những lợi ích được cung cấp bởi JAVA servlets và môi trường web container
 -JSP sử dụng HTTP như mô hình truyền thông yêu cầu mặc định / phản ứng và do đó làm cho JSP lý tưởng như&nbspWeb Enabling Technology.

V: Nhược điểm của JSP

 - Khi các trang JSP được dịch sang servlet và biên soạn, rất khó để dấu vết lỗi xảy ra trong các trang JSP.
 - Yêu cầu tăng gấp đôi không gian đĩa để chứa các trang JSP.
 - Các trang JSP đòi hỏi nhiều thời gian hơn khi truy cập lần đầu tiên khi chúng được được biên soạn trên máy chủ.


Bài viết rất hay tham khảo từ nguồn: Đình Đạt

Thursday, June 19, 2014

Apply Filter

1. Giới thiệu:

Filter khá quan trọng trong Web Java, nói đơn giản thì nhiệm vụ của nó là chặn và sửa các yêu cầu (requests) hoặc các phản hồi (responses) từ người dùng hoặc máy chủ.

Filter có thể cho phép chặn truy cập (Access), bản thân nó cũng có thể kiểm tra các yêu cầu và chỉnh đối tượng gửi yêu cầu đó.

Sơ đồ giới thiệu về Filter


2. Filter API:

Filter API là một phần của Servlet API, ta có thể tạo giao diện cho nó qua javax.servlet ở mỗi class trong package.

Có ba phương thức nếu ta muốn tạo giao diện Filter:

  - init (FilterConfig): Chỉ được gọi duy nhất khi tạo Filter lần đầu.và cho phép lấy đối tượng ServletConfig

  - doFilter (ServletRequest, ServletResponse, FilterChain): Được gọi mỗi khi filter kích hoạt và có nhiệm vụ chứa các xử lí của filter.

   - destroy(): được gọi duy nhất một lần duy nhất khi container hủy đối tượng filter. (Lúc cần kết nối Database cũng có thể gọi phương thức này).


3. Thực hành:

  a. Vấn đề:

Đây là bài viết trước đó tôi đã hướng dẫn các bạn tạo một ứng dụng Web cho phép đăng nhập để quan sát nội dung bên trong.




Tuy nhiên có một thiếu sót ở đây đó là dù bạn đăng nhập sai những vẫn theo dõi được nội dung bên trong (vì trong code chúng ta chỉ để dẫn đường link sang tab khác)


   b. Giải quyết:

    Filter sẽ giải quyết cho chúng ta vấn đề này, trước hết hãy tạo một file Filter:





Wednesday, June 18, 2014

Use Cookie (Sử dụng bộ nhớ)

1. Giới thiệu:

Nhiều người đã biết tới Cookie mỗi khi đăng nhập gì đó trên trình duyệt, khi họ hỏi bạn có muốn lưu mật khẩu này không? Đó, đơn giản là nó sẽ có nhiệm vụ lưu lại các thông tin để tiện cho các bạn đăng nhập vào lần sau trên Web.

2. Ưu và nhược điểm của Cookie:

  * Ưu điểm:

   - Cookie rất tiện cho những ai lười đăng nhập hoặc muốn tiết kiệm thời gian thi ngại đăng nhập thông tin.
   - Chức năng nhớ tự động tiện cho những ai hay quên.

  * Nhược điểm:

   - Việc tự động sẽ khiến bạn thụ động trong việc nhớ thông tin, rất có hại khi quên mất tài khoản.
   - Cookie lưu thông tin sẽ khiến cho người dùng ở ngoài truy cập được vào tài khoản của bạn.

3. Thực hành:

 Chúng ta sẽ thử tiến hành làm một demo nhỏ cho phép ứng dụng Web sử dụng được chức năng Cookie khi đăng nhập vào Login Form nào


Khung login có sẵn, đã tạo chi tiết qua bài viết Tạo Web sử dụng JDBC này





Lúc này ta chỉ cần thực hiện thêm dòng lệnh Cookie để lưu thông tin




Quay trở lại trang chủ, hãy đăng nhập tài khoản của bạn




Trong giao diện khi đã đăng nhập, bạn sẽ thấy pop-up thông báo yêu cầu có lưu Cookie hay không



Tải demo bài này về để tham khảo: Demo Cookie




Tuesday, June 17, 2014

Create Web Using JDBC (Tạo Web sử dụng jdbc)


Sau nhiều lí thuyết đã học thì bây giờ tôi xin hướng dẫn các bạn làm một Ứng dụng Web có sử dụng JDBC, giúp cho bạn có thể liên kết Web với database.

1. Giới thiệu về JDBC.

JDBC (Java Database Connectivity) là một phương thức để giúp cho các ứng dụng Java (ở đây là NetBeans) kết nối với các dữ liệu khác như Oracle hay SQL Server.

Điều này chắc đã có nhiều bạn từng học sẽ biết về cách hoạt động của nó tại kì trước môn Java.

Sơ đồ hoạt động liên kết giữa JDBC và Database

2. Thực hành.

Khởi động NetBeans IDE cài đặt sẵn trong máy:
   
     * Tạo mới project. (File - New Project)
     * Chọn Java Web
     * Chọn Web Application
     * Đặt tên và chọn đường dẫn lưu project.


Công việc đầu tiên đó là thêm SqlJDBC4.jar vào trong project để kết nối với database, click chuột phải vào Libraries và chọn:




Tìm đường dẫn lưu file SqlJDBC4.jar và nhấn OK để thêm vào Project



Nếu bạn chưa có nó thì có thể download lại tại đây: SqlJDBC4.jar



Tiếp theo tại SQL Server, hãy tạo sẵn dữ liệu đăng nhập tại đây:




Quay trở lại với NetBeans, hãy tạo một Class với những dòng lệnh để sẵn sàng kết nối với database





Tiếp tục với một Class nữa để khai báo về tài khoản (Account) của mình




Trước khi chạy, hãy làm cho giao diện đăng nhập đẹp hơn bằng cách cho thêm các StyleSheet vào trong Project





Được rồi đấy, lúc này bạn đã có thể sẵn sàng chạy thử giao diện đăng nhập với thông tin tài khoản đã có trong database

Giao diện CSS và JS được tham khảo từ Unique Style.



Đây là các thông tin All Post về cầu thủ sau khi bạn đã đăng nhập để thấy điều này

Thông tin được lấy từ bài viết này của tôi Cầu thủ Anh

Có lẽ bạn đã biết sơ qua cách tạo một Java Web có kết nối qua database, để chi tiết hơn hãy tải demo của tôi về: WebUsingJDBC

3. Đánh giá:

Qua bài viết này bạn đã có thể hiểu qua cách kết nối với database, đây là cách thức quen thuộc mà bạn đã từng học qua tại kì 2 Java. Đó chỉ là phần nhỏ trong bài lớn sắp tới, hi vọng bạn đã có thể tự tạo cho mình một form Login đẹp mắt để truy cập vào và xem thông tin trong trang Web đó.



Saturday, June 14, 2014

Servlet Context



1. Giới thiệu

Servlet Context được dùng để duy trì trạng thái của ứng dụng web, mỗi máy ảo Java chỉ có một context. Nhiệm vụ chính của nó sẽ show một số tài nguyên của web đó cho một số người quyền hạn thấy được. Giả dụ như bài viết này của tôi, tôi có thể xem được ai comment hoặc số lượt người xem trên web.

Tất nhiên cái này chỉ hạn định ở một số website xem lượt truy cập, nó có thể khác với Youtube khi xem bao nhiêu lượt xem video. Hoặc bạn có thể thấy điều này ở một số bài viết trên các trang diễn đàn.




2. Các phương thức chính:

Có ba phương thức ServletContext tương ứng với các attribute bao gồm:

     - getAttribute. 
     - setAttribute
     -  removeAttribute.

Thêm vào đó, Servlet có thể cung cấp nhiều cách để cấu hình servlet context với các giá trị attribute khởi tạo. Nó giống như một sự chấp nhận thêm vào các đối số khởi tạo servlet cho việc cấu hình thông tin sử dụng bởi một nhóm các servlet, cho thực thể của định danh database mà chúng ta đã đề cập ở phần trước, một bảng kiểu (style sheet) URL cho một ứng dụng, tên của một mail server …


3. Thực hành:

Khởi động NetBeans IDE cài đặt sẵn trong máy:
     
     * Tạo mới project. (File - New Project)
     * Chọn Java Web
     * Chọn Web Application
     * Đặt tên và chọn đường dẫn lưu project.


Trước tiên chúng ta sẽ tạo 2 file Servlet trong Source Packages và đặt tên cho 2 trang đó lần lượt là trang 1 và trang 2





Tiếp tục gõ dòng lệnh này vào trang thứ nhất và thay thế số 1 thành 2 khi gõ ở trang thứ hai.





Khi chạy ứng dụng sẽ ra kết quả


Load lại tiếp kết quả sẽ tăng dần



* Đánh giá:

Bài viết này có thể cho phép bạn tạo một dữ liệu nhỏ giúp theo dõi được lượt người xem bài của mình. Có thể để công khai hoặc ẩn trên page, ngày trước bạn dùng blog hay thấy điều này và giờ có thể tự mình làm điều đó rồi.



Bạn có thể tải Demo trên để thấy được điều này: Serlvet Context


Manage Session (Khái niệm Session)

1. Giới thiệu:

Session là gì? Theo như nghĩa gốc thì nó là một tiết học. Trong Java Web, Session được hiểu như một khoảng thời gian, một chu kì kết nối giữa người dùng với một trang web (hoặc một ứng dụng). Nó sẽ bắt đầu khi bạn truy cập, và kết thúc khi bạn đóng trình duyệt hoặc thoát khỏi trang đó.

2. HttpSession:

Nếu Session là nói về khoảng thời gian vào và kết thúc phiên kết nối của người dùng thì HttpSession được sử dụng để lưu trữ phiên đó (VD như khi người dùng vào web và thoát hoặc đăng nhập khi rời đi).

Có một số phương thức chính có nhiệm vụ làm điều này như: getSession (), getValueName(), getValue() ..v...v


Minh họa cơ chế hoạt động của  HttpSession

3. Thực hành:

Để minh họa rõ hơn về cách thức làm việc của phương thức này, mình sẽ làm một demo nhỏ về đăng nhập cho các bạn quan sát.

 Khởi động NetBeans IDE cài đặt sẵn trong máy:
      
     * Tạo mới project. (File - New Project)
     * Chọn Java Web
     * Chọn Web Application
     * Đặt tên và chọn đường dẫn lưu project.


Trước tiên trong Index.html hãy gõ những dòng lệnh để tạo trang chủ (nếu có thể hãy chuẩn bị sẵn cả CSS)






Tiếp theo hãy tạo 2 file Class để thông báo các thông tin về tài khoản của bạn





Trong class đầu tiên (ở đây mình đặt tên là Account Details), tôi khai báo các biến về tài khoản




Ở class thứ hai (mình đặt là Info), tại đây bạn sẽ thêm thông tin để đăng nhập



Tiếp theo bạn hãy tạo Servlet trong Source Packages





Hoàn thiện Servlet bằng những dòng lệnh dưới đây





Đừng quên thêm CSS để tí thấy được thay đổi giao diện nó sẽ tuyệt như thế nào bằng cách tạo file StyleSheet






Nào giờ chúng ta chạy thử ứng dụng trên web luôn (khi chưa có CSS)






Khi  đăng nhập xong chúng ta sẽ được sang tab mới đã viết từ trước






Để hoàn hảo hơn chúng ta sẽ chạy ứng dụng khi đã có CSS





* Đánh giá:
Nhìn chung qua bài này, chúng ta sẽ hiểu hơn về khái niệm Session cũng như cách tạo một form login trên Java Web.
So sánh với kéo thả như trên Visual Studio thì cái này khó hơn khi bạn phải code bằng tay. Nhưng về tính khả dụng cũng như sửa cho đẹp hơn thì làm Web qua NetBeans thật không tồi chút nào.




Bạn có thể tham khảo và tải demo trên tại đây: Manage Session

Dispatcher (Yêu cầu sử dụng Dispatcher)

1. Giới thiệu:

Dispatch là theo khái niệm là gửi đi, trong Java Web nó có khả năng xử lí các thông tin các thông tin rồi gửi đi tới những nơi yêu cầu. Trong đó đặc biệt có phương pháp "Request Dispatcher" được làm trực tiếp trên servlet để gửi đi tới yêu cầu của một số web trước đó . Với RequestDispatcher bạn có thể dễ dàng gửi thông tin và tài nguyên tới các web có chứa Servlet và JSP .


2. Hai phương thức Include() và forward() :

 a. Phương thức include() :

        - Đây là phương thức cho phép bạn chèn thêm các nội dung đa dạng vào trong những yêu cầu rồi trả về Web nào đó do Client (người dùng) quản lí.

Minh họa cho include() 


        Hãy xem hình minh họa khi người dùng gửi yêu cầu tới Servlet, sẽ có thế Servlet nữa có nhiệm vụ " include" những dữ liệu đó rồi trả về Servlet đầu. Sau khi xử lí xong tất cả thì họ sẽ trả về (response) về với người dùng

   b. Phương thức forward() :

       - Đây là phương thức cho phép một trang Web Servlet xử lý qua yêu cầu từ một client và sau đó gửi qua  một Web Servlet khác trước khi trả về cho phía Client.

Minh họa cho forward() và khái quát Request Dispatcher

3. Thực hành:

Để cho các bạn có thể dễ hiểu hơn, mình sẽ hướng dẫn làm một demo để mọi người thực hành:

 Khởi động NetBeans IDE cài đặt sẵn trong máy:
      
     * Tạo mới project. (File - New Project)
     * Chọn Java Web
     * Chọn Web Application
     * Đặt tên và chọn đường dẫn lưu project.



Chúng ta sẽ tạo một khảo sát nhỏ, trước hết trong Index.html hãy gõ dòng lệnh sau:





Tiếp theo hãy tạo 2 class Java Servlet và đặt tên theo ý mình (như tôi chẳng hạn, cái này mình hướng dẫn rất nhiều từ bài trước rồi).




Trong 2 class đó, chúng ta sẽ gõ những dòng lệnh để tạo ra các nội dung khảo sát, đáp án và chọn đáp án

Code 1 trong 2 class, chi tiết mình sẽ gửi trong demo




Cuối cùng tạo một tab thông báo khi bạn gặp lỗi nếu gõ sai, trước hết tạo một file JSP (không thấy thì bạn vào Other - Web - JSP)



Và dõ dòng lệnh dưới đây:





Bây giờ chạy kết quả thứ trên Web, gõ một trong 3 đáp án vào khung





Mình sẽ nhấn thứ một kết quả, chưa biết đúng hay không sẽ ra thông báo này



Để chi tiết hơn hãy tải demo mà mình làm sẵn: Request Dispatcher



Friday, June 13, 2014

Hướng dẫn cài đặt Apache Tomcat vào NetBeans

Apache Tomcat là một Java Servlet được phát triển để thi hành các ứng dụng Java Servlet và JavaServer Pages (JSP) và cung cấp một máy chủ HTTP cho ngôn ngữ Java thuần túy để thực thi các chương trình lệnh viết bằng ngôn ngữ Java.

Dưới đây là video hướng dẫn cài đặt Tomcat vào NetBeans cho mọi người tham khảo vì nó khá dài:


(Nguồn Youtube: Giáo viên Phạm Anh Đới, FPT)

Sử dụng Mock Data tạo "View All Post"

Mock Data như  một thư viện cho phép tạo các kiểu fake data, nói dễ hiểu thì nó sẽ giúp bạn thay thế Database học trước đó để hiển thị dữ liệu. Cách thức hoạt động lại rất dễ dàng và dễ quản lí.

Mock Data được biết tới với khả năng nhanh, chỉnh sửa hay dễ dàng tạo và quản lí dữ liệu về người dùng.

Để hướng dẫn cụ thể hơn, mình xin tạo một ví dụ cho các bạn quan sát.

1. Tạo Mock Data:

    Khởi động NetBeans IDE cài đặt sẵn trong máy:
      
     * Tạo mới project. (File - New Project)
     * Chọn Java Web
     * Chọn Web Application
     * Đặt tên và chọn đường dẫn lưu project.




Trước tiên hãy tạo đường dẫn trang chủ với đoạn code ngắn dưới đây:





Tiếp theo bạn tạo file CSS, đây là file sẽ giúp bạn thiết kế giao diện cho Web. Click chuột phải vào folder bạn muốn để file CSS rồi chọn Cascading Style Sheet (nếu không thấy thì chọn Other - Web rồi chọn Cascading Style Sheet )

(Style Css chi tiết mình sẽ gửi trong demo ở cuối bài)


Tiếp tục hãy tạo một file class mới ở bất kì folder nào trong Source Packages ((nếu không thấy thì chọn Other - Java rồi chọn Java Class ):





Tiếp tục khai báo biến trong file class mới tạo này



Bước tiếp theo lại tiếp tục tạo một file class mới ở bất kì folder nào trong Source Packages rồi gõ dòng lệnh trên





Bước cuối tiếp tục tạo thêm một file Class bất kì như trên nữa rồi thêm dòng code này.




Xong rồi, giờ chúng ta sẽ chạy thử cả Project MockData này lên, nó sẽ ra kết quả như này trên Web





Ngon rồi, tuy nhiên hãy làm đẹp giao diện hơn với CSS tôi đã nói ở trên, và đây là sau khi bạn đã thêm StyleSheet CSS này vào

(Sau khi có CSS rất dễ nhìn và đẹp hơn hẳn)



* Note: CSS của tôi được tham khảo từ CSSTableGenerator.


2. Đánh giá về MockData:
    "Như bạn thấy, với MockData bạn có thể dễ dàng tạo và quản lí các dữ liệu giống như trước từng sử dụng Database. Cá nhân mình thấy nó rất tiện để làm ngay tại bài thay vì kết nối SQL như trước. Tuy nhiên vì đây là Java Web nên mọi thứ code bằng tay, bất tiện cho những bạn mới bắt đầu làm quen với sử dụng NetBeans.
    Tuy nhiên tính khả dụng có nó sau này vào công việc là rất cao. Bạn có thể tải demo của tôi dưới đây để thấy được điều đó."


Tải Demo ở bài trên:  "View All Post" MockData

Thursday, June 12, 2014

Initialize Servlet (Khởi tạo Servelet)

Chúng ta từng nhắc tới khái niệm VÒNG ĐỜI CỦA SERVLET, vậy hôm nay mình sẽ hướng dẫn làm một demo thực hành về nó. Trước hết hãy xem lại mô hình cụ thể:

1. Hướng dẫn.


  Khởi động NetBeans IDE cài đặt sẵn trong máy:
      
     * Tạo mới project. (File - New Project)
     * Chọn Java Web
     * Chọn Web Application
     * Đặt tên và chọn đường dẫn lưu project.

(Bấm vào hình để phóng to)

Trong HTML hãy tạo sẵn như trong hình, riêng phần href bạn có thể tự đặt tên theo ý mình, đây là Servlet chúng ta sẽ viết phần đó sau.

Chạy project sẽ tạm thời thấy kết quả như này:



Nếu bạn nhấn tiếp vào Account Details thì nó sẽ ra thông báo như dưới đây


(Hiện tại chưa có gì trong Servlet này nên sẽ báo lỗi như trên)

 * Tiếp theo tạo một Servlet:

   Trong Source Packages, click chuột phải rồi chọn New - Other - Web - Servlet và nhấn Next cho đến khi xuất hiện bảng này, hãy nhập các Name và Value như ví dụ trong hình:





 Sau khi tạo Servlet, trong Name.java (do mình tự đặt tên) bạn có thể tự gõ lệnh sau:






Tiếp tục nhấn ProcessRequest ở góc trái màn hình và thêm các dòng lệnh, nó sẽ giúp các bạn hiển thị các thông tin mà mình đã đặt trước đó





Lúc này hãy khởi chạy, bạn sẽ làm thành công nếu như hiện ra thông tin trên


Bạn có thể tham khảo qua demo mình gửi dưới đây:  Demo InitServlet
  * Đánh giá:

      * Demo trên rất ngắn và tiện, do đó có thể giúp bạn làm quen bắt đầu với cách làm Java Web trên NetBeans.

      * Tuy nhiên hơi khó khăn khi phải code hết bằng tay chứ không kéo thả như môn học Web trước của mình trên Visual Studio.